Xem cải lương hay - Video cải lương hay


Cái lương xã hội hóa, sống dở chết dở?

Chính vì thiếu sự đoàn kết mà nhiều năm qua, sàn diễn cải lương theo mô hình xã hội hóa không sống được
Cải lương không sống được trên chiếc nôi của mình là điều nghịch lý. Cải lương quốc doanh diễn theo chế độ bao cấp. Tư nhân gầy dựng sân khấu cải lương theo mô hình xã hội hóa nhưng không ít người “đánh trống bỏ dùi”, chất lượng chương trình ngày một kém khiến người mộ điệu quay lưng. Bằng chứng là các chương trình tổng hợp theo dạng “Vầng trăng cổ nhạc” cứ vơi dần khán giả vì những tiết mục, trích đoạn quá cũ kỹ, nhàm chán. Chưa nhà đầu tư lớn nào nhảy vào khai thác chính là nguyên nhân khiến mô hình xã hội hóa dành cho sân khấu cải lương chưa thật sự khởi sắc.
Thiếu chiến lược
Trước năm 1975, Sài Gòn là đất sống của nghệ thuật cải lương với hàng chục đoàn hát và vài trăm nghệ sĩ biểu diễn. Dân Sài Gòn ghiền cải lương và đó là yếu tố quyết định sự thăng tiến của nhiều đại bang.
Sau năm 1975, cải lương quốc doanh hóa. Từ “cú hích” xã hội hóa của sân khấu kịch nói, phong trào sân khấu xã hội hóa nở rộ, sàn diễn cải lương cũng học tập theo. Thế nhưng, đến nay, sàn diễn cải lương vẫn chưa tìm được hướng đi. Hơn 10 CLB cải lương đã ra đời, đi vào hoạt động như CLB Cải lương Tinh Hoa của nghệ sĩ Tiểu Linh, Kim Thoa; CLB Hương Xưa, CLB Sân khấu thể nghiệm, CLB Ba thế hệ… nhưng đều chìm dần vào quên lãng.
NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu cho rằng sàn diễn cải lương đi vào xã hội hóa đã không chuẩn bị chiến lược; việc lắp ghép nghệ sĩ vào CLB chỉ cho đủ mặt đào kép rồi tìm vở diễn, tìm rạp thuê biểu diễn vài suất, sau đó ngừng hoạt động. “Một dạo rộ lên các live show theo mô hình xã hội hóa cũng thiếu sự hoạch định mang tính khả thi để vực dậy sàn diễn cải lương. Cách làm manh mún, đơn lẻ không thể tiến xa và đó là nguyên nhân khiến các nhóm xã hội hóa rơi vào bế tắc” - ông nhận xét.
Chính vì thiếu chiến lược tổ chức biểu diễn nên nhóm xã hội hóa của nghệ sĩ Vũ Luân cũng rơi vào cảnh đìu hiu. Từ rạp Thủ Đô chuyển sang sân khấu Hoàn Vũ trong Công viên Lê Thị Riêng, nguồn kiính phí đầu tư hơn 1 tỉ đồng “bỏ sông bỏ biển”.
“Các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn không tìm thấy ở sân khấu cải lương khả năng hút khách nên chúng tôi rất khó xin tài trợ. Muốn có chiến lược thì phải có sự ràng buộc lâu dài với nghệ sĩ, đạo diễn, tác giả, trong khi lâu nay, nghệ sĩ cải lương vẫn thích được làm việc thời vụ, ngại hợp đồng, ngại dính líu lâu dài. Muốn có chiến lược tìm tài trợ thì phải có sự quy tụ nguồn lực, có kế hoạch ít nhất từ 3 đến 5 năm trụ hẳn ở một rạp. Đằng này, cứ làm theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa”, không đi tới đâu, tự bỏ tiền đầu tư rồi trắng tay” - NSƯT Vũ Luân cay đắng.
Theo đạo diễn Lê Nguyên Đạt, Giám đốc Sân khấu Sen Việt, để cải lương sống được với mô hình xã hội hóa, nghệ sĩ phải đoàn kết. “Hiện nay, ai cũng nói yêu nghề, sẵn sàng tham gia nhưng rồi một CLB ra đời, chỉ diễn vài suất, nghệ sĩ ngôi sao báo kẹt lịch đi diễn sô, phải ngưng việc bán vé cho suất diễn kế tiếp. Tôi rất nản lòng trong việc gầy dựng cải lương theo mô hình này” - đạo diễn Lê Nguyên Đạt thừa nhận.
Như vậy, bên cạnh việc thiếu chiến lược, sàn diễn cải lương khó sống được còn do thiếu sự đoàn kết. Trong khi đó, nếu không gắn liền với đời sống sàn diễn, cải lương cứ làm theo kiểu “có gì hát nấy” thì khán giả mộ điệu cảm thấy bị xem thường.
Dưới đây là những gợi ý về danh sách các vở cải lương hay . Mời quý vị và các bạn đón nghe những video cải lương hay, xem cải lương hay tại đây:
  1. Anh Lính cụ Hồ
  2. Khói Lam Chiều
  3. Tuyệt tình ca cải lương trước 1975
  4. Trên đất vua Hùng
  5. Thái Hậu Dương Vân Nga


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu 260 tuồng cải lương xưa trước 1975 hay nhất từ trước đến nay. Dưới đây là bảng danh sách tổng hợp đầy đủ nhất bạn có thể tham khảo.

Nghe cải lương xưa nguyên tuồng trước 1975 - Cải lương tuồng cổ trước 1975

Audio Cải Lương Tâm Lý Tình Cảm Xã Hội Mới & Hay Nhất Của Nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng